Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND

Nhập thông cá nhân để vay tiền online nhanh

    Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND

    Với những bạn từng có nhu cầu vay tiền của ngân hàng hoặc các công ty tài chính chắc hẳn đã từng nghe qua thuật ngữ nợ xấu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn chưa hiểu rõ về nợ xấu ngân hàng. Hãy cùng vay888.net tìm hiểu nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND…

    Nợ xấu là gì? Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu? Phân loại nợ xấu?
    Nợ xấu là gì? Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu? Phân loại nợ xấu?

    Khi bạn bị nợ xấu thường sẽ bị các ngân hàng hoặc công ty tài chính từ chối cho vay tiền. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn vĩnh viễn không được cho vay tiền. Trên thực tế vẫn có cách xóa nợ xấu chỉ cần bạn hiểu rõ về nợ xấu và cách thức hoạt động của chúng là có thể vay tiền từ ngân hàng và các công ty tài chính

    Nợ xấu là gì?

    Nợ xấu được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay tiền không thể trả nợ khi đến thời hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó.

    Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng bị nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay tiền của các công ty tài chính hay các ngân hàng nào đó ở những lần sau

    Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC

    Hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam). Theo quy định của hệ thống này thì người vay nợ sẽ được phân loại và xếp thành 5 nhóm nợ bao gồm:

    Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

    • Khách thanh toán trễ không quá 10 ngày
    • Khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn

    Nhóm 2 : Nợ cần lưu ý

    • Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
    • Khách hàng có nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.

    Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn

    • Khách hàng thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
    • Khách hàng được giảm lãi suất hoặc miễn trả do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết.

    Nhóm 4 : Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn

    • Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
    • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
    • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

    Nhóm 5 : Khoản nợ có khả năng mất vốn

    • Những khách hàng quá hạn trả nợ 180 ngày.
    • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
    • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
    • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.

    Những khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu nhóm 3, 4, 5 sẽ rất khó có thể vay tiền của các ngân hàng và công ty tài chính. Những thông tin về khách hàng bị nợ xấu bao gồm như thời gian nợ quá hạn, khoản vay nợ hiện tại, các khoản vay trong quá khứ, nơi vay vốn, họ tên người vay… sẽ được lưu trữ tại 2 trung tâm tín dụng là PCB và CIC trong thời gian từ 3 đến 5 năm sau khi người vay tiền thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi

    Chính vì vậy khách hàng khi vay tiền cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào tình trạng bị nợ xấu và đánh mất cơ hội vay tiền ngân hàng sau này

    Những lý do thường gặp làm phát sinh nợ xấu

    • Mua hàng trả góp nhưng không đóng tiền đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết cho vay tiền đã ký.
    • Chậm thanh toán vài tháng liên tục.
    • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát chi tiêu dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho ngân hàng.
    • Khách hàng cố tình trì hoãn, không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…
    • Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với doanh nghiệp hoặc cá nhân khác
    • Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.
    • Khách hàng xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

    Những tác hại khi vào danh sách nợ xấu và cách phòng tránh?

    Trước khi đưa ra quyết định vay vốn tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khách hàng nên tự đánh giá năng lực tài chính của bản thân ở mức độ nào, có lộ trình và kế hoạch thanh toán khoản tiền vay để tránh gặp những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra khiến bạn mất khả năng chi trả, thanh toán nợ cho ngân hàng và bị liệt vào nhóm nợ xấu. Khiến khách hàng mất cơ hội vay tiền ngân hàng sau này

    Sử dụng vốn vay một cách hợp lí và tốt nhất nhằm mang lại nhiều nguồn lợi cho bản thân giúp cho việc trả nợ ngân hàng nhanh chóng và thuận lợi

    Lưu ý về khoản thời gian thanh toán. Nhiều khách hàng chủ quan mặc dù có khả năng thanh toán nhưng chần chừ vì nghĩ rằng chỉ trễ một vài ngày cũng không ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những quy định hiện nay của hệ thông ngân hàng, nếu khách hàng đóng trễ một ngày, khoản nợ của khách hàng sẽ bị xếp vào nợ quá hạn

    Khách hàng cần hết sức chú ý về ngày thanh toán được ghi trong hợp đồng tín dụng. Có rất nhiều khách hàng hiện tại đang hiểu sai về ngày thanh toán. Ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng chính là ngày công ty tín dụng hay ngân hàng nhận được tiền thanh toán chứ không phải ngày hôm đó khách hàng mới đi đóng tiền

    Có rất nhiều trường hợp khách hàng có khoản nợ đến hạn liền tới ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào dịp cuối tuần, điều này đồng nghĩa với việc sang tuần tiếp theo thì tổ chức tín dụng hay ngân hàng mới nhận được khoản thanh toán từ khách hàng, như vậy có nghĩa là bạn đã thanh toán trễ hạn, khoản nợ của bạn sẽ bị xếp vào khoản nợ quá hạn

    Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó bạn không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng vay vốn thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chọn cách tiêu cực nhất như chấm dứt liên lạc vì như vậy ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.

    Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?

    • Đối với các khoản vay trên 10 triệu: khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả lãi lẫn gốc tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của khách hàng. Sau đó khách hàng cần thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ quá hạn đầy đủ và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
    • Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

    Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu với lý do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của khách hàng tốt

    Các khách hàng thuộc nhóm 3 như đã đề cập sẽ rất khó để có thể vay vôn tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu cho nhóm này là sau 5 năm.

    Nợ xấu có vay được ngân hàng không?

    Câu trả lời là không. Khi có lịch sử hoạt động tín dụng xấu, bạn sẽ không thể vay vốn tại ngân hàng dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu không thể xóa nợ xấu nhưng cần vay gấp một khoản tiền, bạn chỉ có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các công ty tài chính. Có 4 giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng: thu hồi nợ, bù trừ nợ, giảm trừ nợ, hoãn nợ

    • Bù trừ nợ: Bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau thông qua việc nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho khoản vay. Điều này còn được gọi là cấn trừ nợ, khấu trư, đối trừ. Việc chuyển khoản nợ thành vốn góp tại công ty mắc nợ cũng là một dạng của bù trừ nợ.
    • Giảm trừ nợ: Hạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi sổ sách kế toán thông qua việc miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, phí, tiền phạt và sử dụng dự phòng tín dụng hay còn gọi là miễn nợ, bốt nợ, giảm nợ, xóa nợ
    • Hoãn nợ: Thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ; chuyển giao nợ cho Công ty quản lý và xử lý nợ (AMC) của chính ngân hàng có nợ xấu; bán nợ tạm thời; bán nợ không đứt hay còn gọi là việc hoãn nợ, đảo nợ, gom nợ, nhôt nợ, phong tỏa nợ, giãn nợ, dừng thu nợ, cô lập nợ, bao vay nợ, chế biến nợ, đóng băng nợ
    • Thu hồi nợ: Thu hồi số tiền đã cho vay, gồm thu tiền trả nợ của người vay hoặc từ người khác; thu hồi nợ từ việc bán hẳn nợ, từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm; thu hồi nợ thông qua thanh lý tài sản khi giải thể, phá sản doanh nghiệp.

    Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND

    Kiểm tra nợ xấu cá nhân trên ứng dụng điện thoại

    Bạn cũng có thể thực hiện check CIC online bằng chiếc điện thoại. Cách kiểm tra này khá đơn giản

    • Bước 1: Bạn tải app CIC Credit Connect về điện thoại của mình. Hiện nay ứng dụng này có phiên bản dành cho hai hệ điều hành phổ biến là iOS  và Android nên rất tiện lợi.
    • Bước 2: Bạn tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản mới, nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu của hệ thống, trong đó có số CMND. Sau đó, bạn sẽ chờ hệ thống tiến hành xác nhận thông tin trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày. Thông báo xác minh sẽ được gửi đến email của khách hàng.
    • Bước 3: Sau khi nhận được thông báo xác minh từ CIC, khách hàng đăng nhập lại vào app, truy cập vào mục “Khai thác báo cáo”. Các thông tin về tài khoản tín dụng sẽ được hiển thị tại đây. Hãy lưu ý con số tại đề mục “mức độ rủi ro”, so với thông tin của bảng bên dưới để kiểm tra mình có nợ xấu hay không.

    Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng Website

    Đây là hình thức kiểm tra nợ xấu đơn giản nhất. Chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet là bạn có thể tra cứu lịch sử tín dụng của mình

    • Bước 1: Khách hàng truy cập vào trang thông tin chính thức của CIC (cic.org.vn). Tiến hành đăng nhập nếu đã có tài khoản hoặc đăng ký nếu là khách hàng mới.
    • Bước 2: Tại màn hình chính, bạn bấm chọn “Khai thác nhu cầu vay”, tick chọn vào tùy chọn “cá nhân”. Sau đó, điền đầy đủ những thông tin theo yêu cầu, bao gồm họ và tên, số điện thoại, số chứng minh nhân dân,… Bạn cũng cần tải lên 03 hình ảnh gồm mặt trước CMND, mặt sau CMND và ảnh chụp chân dung có kèm CMND.
    • Bước 3: Hệ thống sẽ gửi về điện thoại của bạn một dãy số OTP. Khách hàng nhập dãy số này lên hệ thống.
    • Bước 4: sau khoảng 01 ngày tiếp nhận thông tin, nhân viên sẽ gọi điện thoại để xác minh thông tin khách hàng. Nếu chính xác, hệ thống sẽ gửi các thông tin về nợ xấu và tài khoản tín dụng về địa chỉ email cho khách hàng.

    Trên đây là những chia sẻ của vay888.net về nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND… Hy vọng những chia sẻ về nợ xấu sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn khi vay tiền ngân hàng

     

    Đăng ký vay